130 BÍ MẬT TRONG HỒI SỨC
1. Tăng lactate gợi ý giảm tưới máu mô, lactate bình thường
gợi ý đã hồi sức đủ dịch.
2. Luôn nhớ rằng tụt huyết áp ở bệnh nhân chấn thương là
do mất máu.
3. Hồi sức tim phổi tốt có thể giúp thành công trong hồi
sức ngừng tim.
4. Thời gian khử rung là yếu tố quan trọng nhất trong việc
lấy lại tuần hoàn tự nhiên từ cơn nhịp nhanh thất/ rung thất.
5. Đo SpO2 rất tốt để theo dõi liên tục, nhưng khí máu động
mạch mới là phương tiện tốt nhất cho chẩn đoán và xử trí cấp cứu.
6. Sử dụng phương trình khí phế nang để hiểu cơ chế gây
giảm ôxy máu.
7. Theo dõi đánh giá cung lượng tim cho dù hệ tuần hoàn đủ
khả năng cung cấp oxy. Theo dõi để có hướng điều trị chứ không phải là 1 phương
pháp điều trị.
8. Không có bằng chứng về lợi ích của truyền chất keo (vd
albumin..) hơn á tinh (vd NaCl 0.9%) trong cấp cứu hồi sức.
9. Bắt đầu sớm nuôi dưỡng đường ruột cho bệnh nhân nặng
làm tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.
10. Được phép cho ăn trực tiếp qua đường ruột ở bệnh nhân
sốc sau khi ổn định sau hồi sức, ngay cả khi đang điều trị bằng vận mạch liều
thấp.
11. Những chỉ định ưu tiên của thông khí cơ học (thở máy)
là: oxy hóa không đủ, thông khí giảm và tăng tần số hô hấp.
12. Thở máy với thể tích khí lưu thông thấp có thể cải
thiện tình hình ở bệnh nhân ARDS tiến triển.
13. Đánh giá cai thở hằng ngày giúp cải thiện tình trạng
bệnh nhân.
14. Giảm nguy cơ nhiễm trùng qua CVP bằng cách dự phòng
kháng sinh, dùng 2% chlorhexidine sát khuẩn, đánh giá hàng ngày.
15. Catheter tĩnh mạch dưới đòn có ít nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng máu nhất.
16. Dấu hiệu phổi trượt trên siêu âm giúp loại trừ tràn
khí màng phổi tại vị trí đầu dò.
17. Trao đổi ô xi qua màng ngoài cơ thể có thể áp dụng
thành công ở bệnh nhân suy hô hấp khi phương pháp dùng thể tích khí lưu thông
thấp thất bại.
18. Không có chuyện đặt ống nội khí quản vào thực quản
gây tử vong, cần chắc chắn vị trí đặt nội khí quản.
19. Nếu ống mở khí quản bị rơi ra khỏi vị trí đặt trong
vòng 1-5 ngày đầu , đừng có dại mà mò mẫm đặt lại. nên đặt 1 ống khác ở thanh
quản vì đặt mò không đúng vào cạnh khí quản có thể gây chèn ép và ngạt.
20. Bất kì chảy máu từ đường thở hay tiêu hóa tiến triển
hơn 48h sau mở khí quản đều gợi ý rò động mạch khí quản, có sự thông thương khí
quản và động mạch chính trong ngực.
21. Nghiên cứu hồi cứu đã chỉ ra rằng PPV- thông khí nhân
tạo áp lực dương, không ảnh hưởng tới tấn suất tái xuất hiện của tràn khí màng
phổi sau rút dẫn lưu. Do đó , PPV không cần chỉ định sau rút dẫn lưu.
22. Vật lý trị liệu có hiệu quả như nội soi phế quản
trong điều trị xẹp phổi, mặc dù nội soi ưu điểm hơn với việc lấy bỏ chất tiết
hoặc dị vật.
23. Đặt khử rung tạo nhịp đường động mạch phổi ở trẻ dưới
3 tháng thường kèm nguy cơ cao
24. Bơm bóng đối xung động mạch chủ nên cân nhắc khi muốn
làm tăng áp lực tâm trương (chứng đau thắt ngực dai dẳng, suy giảm chức năng
tim mạch do nhồi máu cơ tim/ bệnh tim thiếu máu cục bộ) hoặc giảm hậu gánh (sốc
do trào ngược van 2 lá cấp tính).
25. Đánh giá lâm sàng nên bổ sung mức độ nặng của bệnh với
viêm phổi cộng đồng theo thang điểm nặng Nhìn nhận lâm sàng nên bổ sung mức độ
nặng trong thang điểm đánh giá đối với bệnh nhân bị viêm phổi mắc phải do vi
khuẩn tại cộng đồng thể nặng.
26. Chỉ dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng sẽ dẫn tới chẩn đoán
quá đà viêm phổi do thở máy.
27. PCO2 bình thường trong hen cấp là 1 dấu hiệu cảnh báo
suy hô hấp sắp xảy ra.
28. Thông khí nhân tạo không xâm nhập giảm yêu cầu cần đặt
ống ở bệnh nhân có COPD nặng và nguy cơ suy hô hấp.
29. Thiếu oxi máu mạn tính la nguyên nhân thường gặp nhất
gây ra tăng áp động mạch phổi
30.Bệnh nhân có tổn thương phổi cấp tính và hội chứng
ARDS chết do suy đa tạng hơn là do thiếu oxy
31. Với hầu hết bệnh nhân, nút động mạch phế quản là lựa
chọn để ngừng ho ra máu số lượng lớn.
32. Ho ra máu nặng, nguyên nhân gây tử vong thường do ngạt
hơn là mất máu, việc quan trọng là phải duy trì thông thoáng đường thở và bảo vệ
phổi không bị chảy máu.
33. Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tăc phổi thường
hay gặp nhưng đều bị bỏ qua ở những bệnh nhân nặng
34. Cách điều trị suy tim là xác định nguyên nhân như giảm
EF, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh cơ tim phì đại hoặc suy tim phải.
35. Các guideline lâm sàng giúp ta lựa chọn phương thức
điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân suy tim nặng, giúp đánh giá thể tích và
tình trạng tưới máu.
36. Nhồi máu cơ tim cấp, là biến chứng gây ngừng tim ngoại
viện có nguy cơ tử vong rất cao, hạ thân nhiệt giúp cải thiện tình trạng và hồi
phục thần kinh.
37. Việc nhận ra loạn nhịp kèm huyết động không ổn định cần
chuyển nhịp/khử rung ngay là điều cực kỳ quan trọng
38. Khi xử trí bóc tách động mạch chủ cấp tính, phải dùng
chẹn beta trước khi truyền nitroprusside để ngăn ngừa bóc tách lan rộng do phản
xạ tăng cung lượng tim
39. Mạch nghịch đảo là sự thay đổi nhịp mạch khi hô hấp,
xuất hiện khi thay đổi áp lực màng ngoài tim >10 mmHg trong chèn ép tim cấp
40. Nhiễm trùng máu nặng gây rối loạn chức năng cấp tính ở
nhiều cơ quan.
41. Chẩn đoán, can thiệp sớm với bệnh nhân có nhiễm khuẩn
huyết nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn sẽ có tiên lượng tốt
42. Khoảng từ 60-80% ca viêm nội tâm mạc là do mắc liên cầu
khuẩn. Tụ cầu vàng dường như là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm nội tâm mạc
trong trường hợp điều trị bệnh (khác) bằng truyền tĩnh mạch.
43. Phế cầu được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra
viêm màng não nhiễm khuẩn, và điều trị trực tiếp bệnh nên bao gồm cả trị phế cầu
trong chế độ điều trị theo kinh nghiệm.
44. Hầu hết bệnh nhân không cần phải chụp CT scan trước
khi chọc tủy sống, tuy nhiên, khi có dấu hiệu và triệu chứng gợi ý tăng áp nội
sọ, ta nên chụp CT. Bao gồm: dấu hiệu thần kinh khu trú mới khởi phát, động
kinh mới khởi phát và phù gai thị. Giảm sút tri giác và suy giảm miễn dịch cũng
nên chụp kiểm tra.
45. Nếu nghi ngờ nhiễm nấm lan tỏa, đừng chần chừ gì nữa,
hãy điều trị ngay đừng đợi cấy làm gì.
46. Giảm đa kháng thuốc của vi khuẩn chỉ có thể bằng cách
sử dụng ít kháng sinh hơn, không nên dùng nhiều loại.
47. Phát hiện ra mầm bệnh lây lan giờ hiếm gặp (vd như
than, đậu mùa, dịch hạch) nên nghi ngờ đến 1 cuộc tấn công sinh học.
48. Đau không xuất hiện khi khám, xuất huyết ở da, da có
vảy hoặc mất cảm giác, tiến triển nhanh, tiếng lép bép dưới da, phù quanh bờ tổn
thương kèm ban đỏ nên nghĩ tới 1 nhiễm trùng nặng ở sâu, như viêm cân mạc hoại
tử hoặc hoại thư sinh hơi.
49. Trong 1 đợt cúm, tất cả những bệnh nhân vào ICU với
tình trạng bệnh hô hấp nên được nghĩ tới bệnh cảnh do cúm và nên kiểm tra, điều
trị.
50. Cắt lách là mối nguy cơ dễ nhiễm khuẩn cho các cơ quan có vỏ bao (bao gan, bao thận…).
51. định lượng nồng độ amylase và lipase giúp chẩn đoán
viêm tụy cấp. nhưng độ tăng các chỉ số này không liên quan tới tình trạng nặng
của bệnh.
52. giãn tĩnh mạch chảy máu là do tăng áp tĩnh mạch cửa.
sau khi hồi sức, dùng somatostatin giảm nhanh chóng áp lực tĩnh mạch cửa. nếu
không hãy tạo cầu nối cửa chủ.
53. ở các bệnh nhân có tiền sử và thể tạng không đáng tin
cậy (ví dụ, bệnh nhân bị chấn thương đầu hoặc liệt hai chân, người già, hay bệnh
nhân dùng steroid), chẩn đoán rửa phúc mạc có thể là một phương pháp hữu ích để
xác định viêm phúc mạc.
54. Điều trị thành công nhiễm toan keton do ĐTĐ (DKA) được
xác định bằng anion gap về bình thường. insulin iv liều 1 UI/kg/h, bù dịch, bổ
sung kali.
55. Ở những bệnh nhân bị hội chứng tăng áp lực thẩm thấu
do tăng đường huyết, insulin không nên dùng cho đến khi bù đủ dịch.
56. Liều stress- steroid nên dùng cho hầu hết bệnh nhân bị
nhiễm trùng huyết nặng và suy thượng thận. bệnh nhân nặng trong ICU, nên dùng
prednisone tương đương 5 mg / ngày trong 7 ngày.
57. Bão giáp được điều trị bằng thuốc kháng giáp, iốt lạnh,
thuốc chẹn beta, liều stress glucocorticoid và xử trí yếu tố nguyên nhân. Hôn
mê phù niêm điều trị bằng bổ sung hormone tuyến giáp, tăng liều glucocorticoid,
và điều trị nguyên nhân.
58. với bệnh nhân chảy máu, ngăn chặn tiếp tục chảy máu
quan trọng hơn là bù dịch và truyền máu.
59. Tất cả các bệnh nhân (có hoặc không có huyết khối) với
giảm tiểu cầu do heparin (type II) phải dùng chống đông vì nguy cơ > 50% huyết
khối nếu không dùng chống đông, tránh truyền tiểu cầu do làm nặng thêm biến chứng
huyết khối.
60. Sử dụng các chế phẩm trong điều trị đông máu rải rác
nên chỉ dành cho bệnh nhân đang chảy máu, những thủ thuật xâm lấn hoặc nguy cơ
chảy máu cao. Heparin có thể giảm bớt thrombin là 1 trong những nguyên nhân gây
đông máu nội
mạch rải rác mà không đáp ứng với truyền chế phẩm máu.
61. Sp02 có thể không chính xác ở bệnh nhân hồng cầu liềm,
cần làm khí máu và đo trực tiếp p02 để đánh giá tình trạng thiếu oxy. Không xuất
hiện mạch nhanh thường không thiếu oxy nhạy hơn đi nhìn Sp02.
62. Bù dịch đủ ở bệnh nhân tăng canxi máu rất quan trọng.
63. Viêm đỏ nóng gợi ý viêm khớp nhiễm trùng cho đến khi
tìm được nguyên nhân khác, đặc biệt ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc mới xuất
hiện viêm khớp.
64. Bước đầu tiên trong đánh giá lâm sàng của một bệnh
nhân hôn mê là phải xác định xem nó là hậu quả của rối loạn phân ly hay rối loạn
chức năng thân não. Đánh giá nhanh tiền sử và khám toàn thân với hình ảnh thần
kinh rất quan trọng trong xác định nguyên nhân và lựa chọn điều trị.
65. Mất tất cả các phản xạ thân não gồm cả hô hấp trong 2
lần khám cách nhau 24 giờ, sau khi loại trừ tất cả các nguyên nhân ngộ độc và rối
loạn trao đổi chất của hôn mê là đủ để chẩn đoán chết não.
66. Điều trị bằng benzodiazepin chống co giật, tiếp theo
là thuốc chống động kinh là điều trị trụ cột cho tình trạng động kinh.
67. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp cần điều trị ngay lập tức.
time is brain.
68. Các đặc điểm chính của đau đầu vỡ phình mạch bao gồm
khởi phát bất ngờ, đau nặng và các triệu chứng liên quan.
69. suy hô hấp và rối loạn chức năng tự động là những biến
chứng chính của hội chứng Landry-GuillainBarre'. Cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn,
nhịp thở, nhịp tim và huyết áp.
70. Theo dõi chặt chẽ chức năng hô hấp, đo dung tích sống
và lực hít vào ở những bệnh nhân nhược cơ. ở những bệnh nhân nhược cơ và suy hô
hấp, phân biệt bằng cơn nhược cơ kèm cơn cholinergic.
Ảnh: Sưu tầm
71. Nếu bạn nghi ngờ bệnh nhân vào icu vì hội chứng cai
rượu, nên dùng benzodiazepine. chẹn beta hoặc clonidin để xử trí nhịp nhanh và
THA.
72. Phương pháp điều trị áp lực tưới máu não đã và vẫn là
trụ cột của điều trị chấn thương sọ não. điều trị áp lực tưới máu não để duy
trì đầy đủ lưu lượng máu não và tăng áp lực nội sọ.
73. Cắt bỏ sớm và ghép da là điều trị tối ưu và chữa lành
vết bỏng. với bn nghi hít nhiều khói cần đặt nội khí quản sớm.
74. Tắc ruột non sớm có thể điều trị bảo tồn bằng đặt
sonde dạ dày giải áp và bù dịch tĩnh mạch nếu bệnh nhân không có biểu hiện viêm
phúc mạc.
75. Tràn khí màng phổi áp lực không được điều trị dẫn tới
nguy cơ tử vong cao.
76. Không phải đụng dập thành ngực mà đụng dập bên dưới
phổi là nguyên nhân làm tăng nguy cơ suy hô hấp.
77. Trong chấn thương ngực kín, khám bình thường, chụp X
quang ngực, điện tâm đồ, siêu âm tim cũng không loại trừ được đụng dập cơ tim.
Đặc biệt là thất phải nằm phía trước nhất ở thành ngực
78. Rút ống trong phòng mổ an toàn ở các bệnh nhân ghép
gan.
79. Bệnh nhân ghép tim sẽ có 2 sóng P trên ECG: 1 của tim
ghép, 1 của tim người nhận.
80. Khi sử dụng succinylcholine để giãn cơ đặt nội khí quản cấp cứu trong ICU, chú ý tác dụng phụ của nó, ví dụ tăng kali máu, rối loạn huyết động, tăng áp lực nội sọ, nội nhãn và áp lực trong dạ dày, tiêu cơ vân và tăng thân nhiệt ác tính.
81. Các thuốc giảm đau thường dùng trong ICU là opioid;
morphine, fentanyl, hydromorphone và sufentanil. Morphine có một hoạt chất chuyển
hóa, morphin-6- glucuronid, mạnh, lâu hơn và có thể tích tụ, đặc biệt là ở bệnh
nhân suy thận, gây mê và suy hô hấp trong vài ngày.
82. Nếu một bệnh nhân năng có rối loạn tâm thần, bối rối,
mê sảng có thể dùng phương pháp đánh giá sự lú lẫn ở icu.
83. Uốn ván là một bệnh lâm sàng có thể hoàn toàn ngăn ngừa
bằng cách tiêm chủng thích hợp. có thể xảy ra sau bất kỳ tổn thương da, kể cả tổn
thương nhẹ.
84. Naloxone sẽ đảo ngược tác dụng an thần của opioid trừ
khi bệnh nhân đã bị thiếu oxy não, khi đó sẽ chỉ đáp ứng 1 phần hoặc không đáp ứng.
85. Sưởi ấm, thở oxy ẩm là cách đơn giản và hiệu quả điều
trị bệnh nhân hạ thân nhiệt nhẹ có huyết động ổn định.
86. Nhiều bệnh nhân chết vô tình do quá trình cấp cứu của
bác sĩ.
87. Nếu bệnh nhân cảm nhiệt cần xử trí ngay lập tức.
88. Trong điều trị bệnh nhân có toan chuyển hóa dai dẳng
không rõ nguyên nhân, nên nghi ngộ độc methanol hoặc ethylene glycol, dùng liều
15 mg / kg fomepizole (Antizol) có tác dụng ngăn chuyển hóa thành chất độc
trong 12h.
89. Nếu một bệnh nhân có toan chuyển hóa không rõ nguyên
nhân, cần loại trừ ngộ độc aspirin, methanol và ethylene glycol. Chạy thận nhân
tạo sớm nếu ngộ độc cấp aspirin có nồng độ salicylate tăng cao, rối loạn trạng
thái tâm thần, phù não, phù phổi hoặc suy thận.
90. Nguy cơ nhiễm độc gan sau uống lượng acetaminophen lớn
cần điều trị nhanh với N-acetylcystein. Sau quá liều acetaminophen, toan chuyển
hóa, hôn mê, suy thận và viêm tụy cũng có thể xảy ra.
91. Mặc dù luôn chú ý tác dụng bất lợi với thai nhi khi
chụp XQ và dùng thuốc, nhưng điều trị và can thiệp khỏi bệnh cho người mẹ đem lại
lợi ích tốt nhất cho thai nhi.
92. Thuốc chính điều trị mê sảng là haloperidol. Có một số
bằng chứng hỗ trợ sử dụng risperidone, olanzapine, quetiapine. Benzodiazepines
không nên sử dụng đơn trị liệu cho bệnh nhân mê sảng trừ những trường hợp mê sảng
do cai rượu.
93. Đối với bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, thiamine
nên dùng trước khi truyền Glucose để tránh hội chứng Wernicke-Korsakoff.
94. Hội chứng thuốc an thần ác tính có thể xảy ra với bất
kỳ lứa tuổi nào khi quan hệ tình dục mà có dùng thuốc chống loạn thần, chống
nôn và các thuốc bị cấm.
95. Mặc dù theo quy định pháp luật, năng lực hành vị của
1 bệnh nhân có thể xác định bởi các bác sĩ.
96. Hội chứng cai rượu cần điều trị đúng phác đồ. Không
điều trị đúng có thể dẫn đến tử vong.
97. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi liên quan máy thở có thể giảm
với việc sử dụng máy thở Bó (ventilator bundle).
98. Nghiên cứu ở ICU không được coi là đối tượng của các
tạp chí uy tín và không được điểm chuẩn trừ khi bạn chứng minh tính khách quan
mức độ nặng của bệnh khi nhập viện
99. Trừ trường hợp ngừng tim, dùng epinephrine IV phải nhỏ
giọt cẩn thận do tác động lên giao cảm mạnh mẽ.
100. Điều trị rung thất (VF) bằng khử rung sớm: 360
joules với máy 1 pha, 200 joules với máy 2 pha hoặc ở cấp độ nhà sản xuất khuyến
cáo. Nếu khử rung không thành công, dùng vasopressin hoặc epinephrine trong 2
phút hoặc 5 chu kỳ hồi sức tim phổi, sau đó lại sốc điện.
101. Sự hấp thụ của methemoglobin có thể làm sp02 còn
85%, bất kể Sa02 thực tế.
102. Khi sp02 tĩnh mạch < 60%, gợi ý tưới máu không đầy
đủ có thể do suy tim sung huyết.
103. Có rất ít bằng chứng hỗ trợ việc dùng các công cụ
theo dõi tinh vi như catheter động mạch phổi. Các thiết bị này có thể vô ích hoặc
thậm chí có hại nếu sử dụng mà chuyên môn không phù hợp.
104. Duy trì truyền dịch bù lượng mất nhận biết và không
nhận biết được ở người lớn với liều 30-35 ml / kg. dịch tinh thể vẫn là lựa chọn
trong bù dịch cấp.
105. Hệ số hô hấp (RQ) là Tỉ số giữa khối lượng CO2 thải
ra và khối lượng O2 hấp thụ khi hô hấp. RQ giúp lập kế hoạch điều trị.
106. Đối với bệnh nhân đợt cấp COPD, thông gió cơ học
không xâm lấn làm giảm nhu cầu đặt nkq và cải thiện tử vong. Không sử dụng khi
bệnh nhân có chỉ định đặt nkq.
107. Khi cài đặt máy thở, giảm VT và áp lực đường thở, thậm
chí chịu được toan hô hấp.
108. An thần và giảm đau hàng ngày nên dùng giảm dần liều
và tăng khoảng cách dùng, như vậy bệnh nhân sẽ tỉnh táo, bảo vệ đường thở và có
thể cai được thở máy.
109. Hầu hết các bệnh nhân, có thể duy trì đường thở mà
không cần đặt ống nkq. 5 dấu hiệu cần đặt nkq là tắc nghẽn đường hô hấp trên,
thiếu oxy, giảm thông khí, tăng tần số thở và bảo vệ đường thở.
110. Khi có chướng dạ dày, ợ hơi thường xuyên, hoặc hít sặc
ở vị trí mở khí quản gợi ý rò thực quản- khí quản.
111. Dẫn lưu màng phổi cần thiết tới 85% trường hợp vết
thương ngực
112. Soi phế quản ống mềm thường được sử dụng trong các
đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) để chẩn đoán và hướng dẫn lựa chọn kháng sinh
cho bệnh viêm phổi liên quan máy thở.
113. Nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến thất bại của máy tạo
nhịp qua da là mất kết nối của điện cực và tim.
115. Giảm VT, thậm chí cho phép tăng C02 là chiến lược tốt
nhất với bn rối loạn huyết động và chấn thương khí áp ở bệnh nhân thở máy và
hen nặng.
116. Bệnh phổi mạn có phì đại thất phải do bệnh của mạch
máu phổi hoặc nhu mô. Liệu pháp oxy lâu dài là phương pháp điều trị.
117. Điều trị liệu pháp hô hấp do thiếu oxy nên mục tiêu
đạt PaO2 khoảng 50 mmHg.
118. Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) không thể
ngăn chặn. chỉ giảm tỷ lệ tử vong bằng thông khí thể tích khí lưu thông thấp.
119. Chết trong ho ra máu dẫn đến ngạt thở và suy hô hấp
cấp tính hơn là chết do mất máu.
120. Bởi vì không có lâm sàng, X quang, hoặc xét nghiệm đặc
hiệu thuyên tắc phổi nên với bất kỳ bệnh nhân nặng nào rối loạn chức năng tim
phổi nên nghĩ đến thuyên tắc phổi.
121. Mục tiêu trước mắt trong nhồi máu cơ tim cấp là tái
lưu thông mạch máu bằng can thiệp vành qua da hoặc dùng tiêu huyết khối.
122. Dùng nitroprusside có thể có lợi ở bệnh nhân hẹp đmc
nặng kèm rối loạn chức năng thất trái.
123. ECG có ST chênh dạng upslopping tất cả các chuyển đạo
trừ aVR và V1 trong viêm màng ngoài tim.
124. Tổn thương bệnh đậu mùa liên quan đến lòng bàn tay
và lòng bàn chân, trong khi bệnh thủy đậu thì không. Bệnh đậu mùa đau đớn; thủy
đậu thì ngứa.
125. Cấy máu không tác dụng trong viêm mô tế bào.
126. Hoại tử cân mạc có thể lan rộng ra mô tế bào kèm tạo
khối cứng như gỗ.
127. Creatinine huyết thanh có thể không thay đổi nhiều
trong suy thận cấp tính ở bệnh nhân có giảm khối lượng cơ bắp.
128. Ở những bệnh nhân tiêu cơ vân, các biến chứng đe dọa
tính mạng do tăng kali và giảm calci máu.
129. Hạ kali máu có thể do K đưa vào thấp, K phân phối lại
nội bào, mất tiêu hóa K (tiêu chảy), và mất K thận. Tăng kali huyết có thể do
tăng đầu vào, K phân phối lại ngoại bào và bài tiết K thận thấp.
130. Quá trình điều chỉnh nhanh chóng của hạ natri máu hoặc
tăng natri máu có thể dẫn đến di chứng thần kinh không hồi phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét