Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

TEST NGOẠI BỆNH LÝ CÓ ĐÁP ÁN

 PREVIEW

BÀI 1: VIÊM RUỘT THỪA

Khoanh tròn chữ cái đầu tiên cho câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Điểm Mc. Burney là điểm nằm ở

          A. 1/2 đường từ rốn tới gai chậu trước trờn bờn phải.

          B. 1/3 bên phải, đường nối hai gai chậu trước trên.

          C. 1/3 ngoài, đường từ rốn tới gai chậu trước trên bên phải.

          D. Bờ ngoài cơ thẳng to phải trên đường nối hai gai chậu trước trên

Câu 2. Ruột thừa thường thấy ở:

          A. Sau manh tràng.

          B. Dưới gan.

          C. Tiểu khung.

          D. Trong hố chậu phải trước manh tràng.

          E. Hố chậu trái.

Câu 3. Đặc điểm đau bụng hay gặp trong viêm ruột thừa là:

A.   Đau âm ỉ liên tục hố chậu phải.

B.    Đau bụng từng cơn vùng dưới rốn.

C.    Đau dữ dội liên tục vùng trên rốn.

D.   Đau lăn lộn, vật vó vựng hố chậu phải

Câu 4. Dấu hiệu sốt hay gặp trong viờm ruột thừa là:

A.   Khụng sốt

B.    ³  39oC.

C.    Sốt nhẹ 37o5C  - 38o5C.

          D.  Sốt cao, rét run

Câu 5. Xét nghiệm huyết học có giá trị nhất trong chẩn đoán viêm ruột thừa là:

          A. Bạch cầu giảm.

          B. Bạch cầu không tăng.

          C. Bạch cầu  > 10.000 chủ yếu là lympho.

          D. Bạch cầu  > 10.000 chủ yếu là đa nhân trung tính

Câu 6. Chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất để loại trừ trong viêm ruột thừa là:

          A. Chụp bụng không chuẩn bị.

          B. Chụp bụng hệ tiết niệu khung chuẩn bị.

          C. Siêu âm

          D. Chụp khung đại tràng Baryte.

Câu 7. Dấu hiệu có giá trị nhất để chẩn đoán viêm ruột thừa trên siêu âm là:

          A. Dịch hố chậu phải.

          B. Ruột thừa to hơn bỡnh thường.

          C. Ruột thừa to  +  dịch hố chậu phải.

          D. Khụng cú dịch ổ bụng.

Câu 8. Dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán phân biệt viêm ruột thừa tới sớm với viêm phần phụ ở phụ nữ là:

A.   Sốt cao  > 39oC  +  đau hố chậu phải.

B.    Sốt nhẹ 37o5  - 38o5  + đau hố chậu phải.

C.    Sốt cao  > 39oC + đau hố chậu hai bên.

D.   Không sốt  + đau hố chậu hai bên.

Câu 9. Dấu hiệu có giá trị nhất để phân biệt viêm ruột thừa với cơn đau quặn thận phải là:

A.   Đau bụng cơn dữ dội hố thắt lưng phải + bạch cầu cao.

B.    Đau bụng âm ỉ liên tục hố chậu phải   +  bạch cầu cao.

C.    Đau hố chậu phải, lan xuống bộ phận sinh dục  +  đái buốt rắt.

D.   Đau hố chậu phải  +  đái máu toàn bói.

Câu 10. Dấu hiệu Rovsing trong thăm khám viêm ruột thừa là:

A.   Co cứng thành bụng vựng hố chậu phải.

B.    Tăng cảm giác da vùng hố chậu phải.

C.    Đau khi bỏ tay đang đè ở vùng hố chậu phải đột ngột.

D.   Đau bên phải khi đẩy dồn hơi trong đại tràng từ bên trái sang bằng cách ép vào vùng hố chậu trái. 

Câu 11. Dấu hiệu lõm sàng viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ hay gặp là:

A.   Đau hố chậu phải, sốt, ỉa chảy, nôn, trằn trọc quấy khóc, co chân bên phải gấp vào bụng.

B.    Đau hố chậu phải, quấy khóc từng cơn, nôn, ỉa máu.

C.    Đau hố chậu phải, quấy khóc từng cơn, nôn, bụng chướng, ỉa lỏng nhiều lần.

D.   Đau hố chậu phải, nôn, hố chậu phải rỗng.

Câu 12. Dấu hiệu viêm ruột thừa ở người già hay gặp là:

A.   Đau bụng cơn, sốt, Xquang thấy có mức nước hơi ở hố chậu phải hay tiểu khung.

B.    Đau bụng cơn, nôn, bí trung đại tiện, Xquang có mức nước và hơi.

C.    Đau bụng trên rốn dữ dội, nôn, bí trung đại tiện, xquang có quai ruột cảnh vệ.

D.   Đau bụng mạng sườn phải, sốt nóng sốt rét, vàng mắt vàng da.

Câu 13. Chuẩn bị mổ viêm ruột thừa cần dặn bệnh nhân:

A.   Nhịn ăn hoàn toàn.

B.    Nhịn uống hoàn toàn.

C.    Nhịn ăn và nhịn uống hoàn toàn.

D.   Ăn uống bình thường.

Câu 14. Không được làm thủ thuật nào khi chuẩn bị mổ viêm ruột thừa:

A.   Đặt ống thông dạ dày.

B.    Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm.

C.    Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.

D.   Thụt tháo

Câu 15. Đường mổ Mc Burney là đường rạch thành bụng ở điểm nào:

A. Vuông góc với điểm giữa đường từ rốn tới gai chậu trước trên bên phải.

          B. Vuông góc với điểm 1/3 bên phải đường nối hai gai chậu trước trên.

C. Vuông góc với điểm 1/3 ngoài đường từ rốn tới gai chậu trước trên bên phải.

          D. Bờ ngoài cơ thẳng to phải trên đường nối hai gai chậu trước trên.

Câu 16. Phương pháp giảm đau trong mổ mở viêm ruột thừa thường sử dụng là:

A.   Gây mê nội khí quản, giãn cơ.

B.    Gây mê tĩnh mạch.

C.     Gây tê tại chỗ.

D.   Gây tê tuỷ sống.

Câu 17. Trường hợp viêm ruột thừa nào không phải mổ cấp cứu:

A.   Viêm ruột thừa cấp.

B.    Áp xe ruột thừa.

C.    Viêm phúc mạc ruột thừa.

D.   Đám quánh ruột thừa.

Câu 18. Dấu hiệu lâm sàng để phân biệt áp xe ruột thừa và đám quánh ruột thừa là:

A.   Khối HCP, đau, ranh giới rõ.

B.    Khối HCP, đau, ranh giới không rõ.

C.    Khối HCP, không đau, ranh giới rõ.

D.   Hố chậu phải rỗng, có khối HSP, đau.

Câu 19. Các phương pháp điều trị viêm ruột thừa vỡ gồm: Chọn Đúng/sai

A. Mổ có trì hoãn

B. Mổ mở cắt ruột thừa.

C. Nội soi cắt ruột thừa.

D. Điều trị nội khoa không mổ.

Câu 20. Chỉ định mổ ngay đối với các trường hợp viêm ruột thừa, trừ:

A.   Viêm ruột thừa đến sớm

B.    Viêm ruột thừa đến muộn

C.    Áp xe ruột thừa

D.   Đám quánh ruột thừa

Câu 21. Chẩn đoán phân biệt viêm ruột thừa với. Chọn Đúng/sai

A.   Viêm túi mật cấp

B.    Viêm tụy cấp

C.    Viêm túi thừa đại tràng

D.   Viêm thùy dưới phổi phải

E.    Hẹp môn vị

F.     Viêm loét dạ dày tá tràng


BÀI 2: HẸP MÔN VỊ

Khoanh tròn chữ cái đầu tiên cho câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Hẹp môn vị thường gặp ở bệnh nhân

A. Loét hành tá tràng.

B. Loét môn vị.

C. Ung thư dạ dày hoặc cỏc nguyờn nhõn khỏc.

D. Loét dạ dày tá tràng & ung thư dạ dày.

Câu 2. Khám bệnh nhân hẹp môn vị thấy :

A. Bụng lõm lòng thuyền.

B. Có dấu hiệu Bouveret.

C. Sờ thấy u vùng thượng vị.

D. Lắc óc ách  khi đói.

Câu3.  Dấu hiệu cơ năng trong hẹp môn vị:

A. Đau vùng thượng vị.

B. Nôn dịch vị & thức ăn.

C. Đau sau ăn.

D. Nôn thức ăn bữa trước.

Câu 4. Chẩn đoán hẹp môn vị đúng nhất khi có :

A. Nôn thức ăn cũ.

B. Bụng lõm lòng thuyền.

C. U vùng thượng vị.

D. Xquang dạ dày sau 6 giờ còn thuốc ở dạ dày.

Câu 5. Điều trị hẹp môn vị là :

A. Điều trị ngoại khoa.

B. Bồi phụ nước,điện giải theo xét nghiệm điện giải đồ.

C. Rửa dạ dày.

D. Điều trị nội khoa

Câu 6. Điều trị ngoại khoa loét dạ dày tá tràng:

A. Nối vị tràng.

B. Cắt dây X, nối vị tràng.

C. Cắt đoạn dạ dày.

D. Mở thông hỗng tràng

Câu 7. Dấu hiệu lâm sàng chắc chắn có hẹp môn vị:

A.   Đau vùng thượng vị.

B.    Nôn thức ăn lẫn máu.

C.    Lắc bụng óc ách lúc đói.

D.   Phim Xquang có hình dạ dày giãn.

Câu 8. Hình ảnh Xquang điển hình của hẹp môn vị:

A.   Dạ dày tăng thúc tính.

B.    Hình tuyết rơi.

C.    Dạ dày dãn to.

D.   Còn thuốc đọng lại dạ dày sau 6 giờ.

Câu 9. Điều trị ngoại khoa hẹp môn vị do loét hành tá tràng tốt nhất là:

A.    Nối vị tràng.

B.    Cắt đoạn dạ dày.

C.    Nối vị tràng & cắt dây X.

D.   Mở thông hỗng tràng.

Câu 10. Nguyên nhân thường gặp nhất gây hẹp môn vị:

A.   Loét dạ dày tá tràng

B.    U lao

C.    Bỏng

D.   U tụy

Câu 11. Siêu âm bụng ở bệnh nhân Hẹp phì đại cơ môn vị có hình ảnh:

A.   Môn vị hình ovan, dày > 3.5mm, tăng âm

B.    Môn vị hình ovan, dày < 3.5mm, tăng âm

C.    Môn vị hình ovan, dày > 3.5mm, giảm âm

D.   Môn vị hình ovan, dày < 3.5mm, giảm âm

Câu 12. Điều trị hẹp môn vị do ung thư dạ dày. Chọn đúng/sai

A.   Cắt dạ dày rộng, cách bờ trên u > 5cm và vét hạch D2

B.    Cắt dạ dày bán phần chỉ định cho ung thư thân dạ dày

C.    Cắt dạ dày toàn bộ chỉ định cho ung thư tâm phình vị

D.   Nối vị tràng chỉ định trường hợp ung thư xâm lấn, di căn

E.    Mở thông hỗng tràng các trường hợp không còn khả năng cắt và nối vị tràng

CHÚNG TA SINH RA ĐỂ MANG ĐẾN THẾ GIỚI NHỮNG NỤ CƯỜI CHỨ KHÔNG PHẢI NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT.

Link Download: Test Ngoại Bênh Lý Có Đáp Án

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SUY GAN CẤP

 1. ĐẠI CƯƠNG  Suy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan một cách ồ ạt do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng cấp t...