Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

DỊCH TRUYỀN NACL 0.9%.

DỊCH TRUYỀN NACL 0.9%.

- Áp suất thẩm thấu: 308 osm/l

- Chất tan có trong Nacl 0.9%: Có trên chai dịch truyền, gồn 2 chất tan là Na+ và Cl-.

- Đây là loại dịch truyền hơi ưu trương nếu so với áp suất thẩm thấu của máu, nghĩa là áp suất thẩm thấu của loại dịch truyền này cao hơn máu một chút xíu. 

Vì cao hơn áp suất thẩm thấu của máu nên nếu truyền nó sẽ có xu hương kéo dịch vào trong dịch ngoại bào. Ví dụ khi truyền 50cc dịch thì ta có hơn ¼ lượng dịch có trong hệ tuần hoàn của máu.

- Chỉ định: Cung cấp một lượng chất tan như Na+, Cl- và nước khi cơ thể bị mất, ví dụ như: Nôn ói dịch dạ dày (trường hợp này mất quá nhiều acid như Cl-, kiềm chuyển hóa đáp ứng Cl-).

+ Mất Na+ qua thận ví dụ như trường hợp sử dụng lợi tiểu, các chất thẩm thấu làm thận đào thải ra nước tiểu ( ví dụ như trong trường hợp toan ceton trong đái tháo đường, thận tăng đào thải các gốc acid nên kéo cả nước và Na+ ra nước tiểu). Hoặc trong suy thận cấp giai đoạn tiểu nhiều ( mất Na+ qua nước tiểu).

+ Sốt: Tăng chuyển hóa, mất nước.

+ Túm lại đây là loại dịch truyền ưu trương hơn 1 xíu so với máu, nhưng nó vẫn được xếp trong các lọai dịch truyền đẳng trương, có thể dùng trong các trường hợp cần bù nước và có thể bù dịch nhanh hơn để cải thiện lâm sàng (sốc mất nước, sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng…).

+ Bù các chất điện giải như Na+, Cl-.

+ Không chứa thành phần như K+ nên có thể truyền liền trong trường hợp chưa làm kịp ion đồ (suy thận cấp K+ có thể tăng cao, bù các loại dịch khác càng làm tăng K+ dẫn đến loại nhịp tim).

- Lưu ý khi sử dung Nacl 0.9%

+ Là loại dịch chỉ chứa Na+ và Cl-, nên truyền  có thể nhiễm toan chuyển hóa tuy rất hiếm gặp. Nhưng thật sự lưu ý ở mèo, trong suy giảm chức năng thận, mèo là đối tượng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa nên cần lưu ý ( các lưu ý mình để phần sau nhé).

+ Trong bệnh ở đường tiêu hóa ( tiêu chảy, nôn ói dịch mật). Khi bù Nacl 0.9% vì là loại dịch ưu trương hơn huyết tương nên nồng độ chất tan cũng cao hơn huyết tương ( Na+, Cl-) nên lượng Cl- cao hơn huyết tương gây ra tình trạng toan chuyển hóa. 

+ Ngoài ra ta cần nhắc đến sinh lý bệnh, ví dụ như viêm ruột, nó gây ra tình trạng một đoạn ruột bị mất chức năng, ví dụ như tắc ruột bán phần mà mình có  chia sẻ ở bài tắc ruột trên phim Xquang, vì mất chức năng nên nó sẽ không đẩy được dịch dưỡng chấp qua ( biểu hiện trên lâm sàng : Tiêu chảy, nôn ói dịch mật…). Khi đó các  đoạn ruột còn lại sẽ tăng nhu động ruột để đẩy qua được chỗ tắc bán phần.

  Vậy có liên qua gì đến dịch truyền Nacl 0.9% ?.

+ Trong tiêu chảy và ói dịch mật, thành phần của dịch nôn ói chủ yếu là Na+, K+,HNO3, thành phần chất tan này giống hệt như chất tan của huyết tương, vậy nên khi bù dịch hơi ưu trương mà thành phần chỉ chứa Cl- như Nacl 0.9% thì gây ra tình trạng toan chuyển hóa ( khá ít gặp trên chó, nhưng mèo lại rất hay gặp). Ngoài ra nó còn làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Sinh lý hấp thu chất tan và dịch từ ống tiêu hóa được mình viết gắn gọn như sau.

+ Ở bờ bàn chảy ruột non, các chất tan như Na+ được hấp thu chủ động và thụ động, chủ động nhờ bơm Na+, K+,ATP, từ đó Na+ được hấp thu chủ động và kéo theo cả dịch được hấp thu. Nhưng trong viêm ruột, nhất là viêm ruột do vi khuẩn, vi rút, ruột bị mất chức năng (viêm, tắc) các chất làm tăng tính thấm của mao mạch  thành ruột (bạch cầu, chất gây viêm) làm các chất tan bị kéo ra lòng ruột nhiều hơn (1 cơ chế của tiêu chảy) khi chỉ định truyền NaCl0.9%, trong huyết tương có nhiều chất tan như Na+ và Cl- nó càng làm tăng tính thấm của mao mạch ruột => tiêu chảy nhiều hơn. 

   Ngoài ra tiêu chảy còn rất rất nhiều cơ chế khác nhau gây nên, các bạn tìm hiểu thêm nhé ( tăng tải thẩm thấu như mình trình bày, ngoài ra còn tăng xuất tiết, giảm hấp thu, giảm thời gian tiếp xúc của dưỡng trấp và niêm mạc ruột…. bla bla).

Tóm lại:

+ Đây là dịch truyền hơi ưu trương so với huyết tương, gồm có :Na+, Cl-.

+Dùng trong sốc mất nước (sốt, nôn ói dịch dạ dày) , bù nước và chất tan nhanh hơn so với RL.

+ Trong thận cấp hoặc mạn, đây là dịch truyền mình hay sử dụng vì không chứa K+, nhưng đặc biệt lưu ý các giai đoạn của thận cấp hay mạn và tình trạng toan chuyển hóa trong bệnh thận.

+ Khi sử dụng bù dịch trên mèo, cần ion đồ để bù cho hợp lý, vì mèo trong bệnh thận cấp, mạn ở mọi giai đoạn, các chất tan có thể biến động nhất là ion K+.

+ Điều trị kiềm chuyển hóa đáp ứng với Cl- (do mất nhiều acid).

+ Trong suy gan đều có thể sử dụng vì không chứa thành phần nào chuyển hóa ở gan.

+ Kiềm chuyển hóa đáp ứng Cl-.

+ Có thể bù dịch Nacl0.9% khi sử dụng lợi tiểu ( ít sảy ra trường hợp kiềm chuyển hóa).


Cảm ơn các bạn đã đọc bài.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SUY GAN CẤP

 1. ĐẠI CƯƠNG  Suy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan một cách ồ ạt do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng cấp t...