1. Đại cương
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, mệt mỏi, yếu sức, giảm khả năng gắng sức, khó thở và thoáng ngất. Khi rung nhĩ, bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành huyết khối trong tâm nhĩ, trôi theo dòng tuần hoàn gây đột quỵ. Chẩn đoán rung nhĩ dựa trên điện tâm đồ. Các phương pháp điều trị bao gồm: kiểm soát tần số tim bằng thuốc, dự phòng tắc mạch bằng thuốc chống đông và đôi khi chuyển nhịp về nhịp xoang bằng thuốc bằng bắc sốc điện.
Rung nhĩ có cơ chế do nhiều xung động và nhiều vòng vào lại hỗn độn trong cơ nhĩ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ổ ngoại vị trong các cấu trúc tĩnh mạch vị trí liền kề với mô cơ nhĩ (thường là tĩnh mạch phổi với nhĩ trái) là nguyên nhân khởi phát và duy trì rung nhĩ. Khi rung nhĩ, các tâm nhĩ không co bóp, rất nhiều xung khử cực nhĩ được dẫn truyền ồ ạt xuống nút nhĩ thất, làm cho tần số thất thường nhanh, không cố định và không đều.
Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp phổ biến, với số mắc khoảng 2,3 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Rung nhĩ gặp nhiều ở nam giới và người da trắng hơn so với nữ giới và người da đen. Tỷ lệ mắc rung nhĩ tăng theo tuổi, với khoảng gần 10% người > 80 tuổi mắc rung nhĩ. Rung nhĩ có khuynh hướng xảy ra ở người đang có sẵn bệnh lý tim mạch nào đó.
2. Vì sao rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ và tắc mạch ngoại vi?
Do sự hình thành huyết khối trong tâm nhĩ, thường bắt nguồn từ tâm nhĩ trái, rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ và / hoặc thuyên tắc ngoại vi. Điều này là do lưu thông máu kém trong tâm nhĩ, đặc biệt là ở tâm nhĩ trái. Từ đó dễ dàng kích hoạt quá trình đông máu => hình thành cục máu đông.
Khi cơn rung nhĩ dừng lại, tâm nhĩ co bóp trở lại, tống cục máu đông ra khỏi tâm thất, rồi vào vòng tuần hoàn từ tâm thất.
Nếu cục máu đông đến não có thể gây đột quỵ, ngược lại có thể gây thuyên tắc mạch ngoại vi.
Hai điều kiện làm cho huyết khối dễ hình thành trong tâm nhĩ đó là tần số đập của tâm nhĩ.
Khi tâm nhĩ đập quá nhanh hay "rung" lên đơn thuần, máu sẽ luẩn quẩn ở tâm nhĩ mà không xuống tâm thất được nên dễ bị đông.
Điều kiện thứ hai đó là kích thước của tâm nhĩ. Tâm nhĩ càng giãn to thì khả năng hình thành huyết khối trong đó càng lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét