Thuốc ức chế men chuyển (captoril, enalapril, benazepril, lisinopril,...) là một trong những nhóm thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp hay suy tim. Tuy nhiên, có khoảng 5-35% số người dùng thuốc gặp phải một tác dụng phụ là ho khan dai dẳng, đôi khi điều này làm họ phải ngưng dùng thuốc. Cơ chế nào gây nên hiện tượng này ?
1. Hệ renin - angiotensin-aldosterone (RAAS)
- Hệ AR là một hệ gồm các enzyme và hormon, có vai trò ổn định huyết áp cho cơ thể
- Trục renin-angiotensin-aldosterone là cơ chế điều tiết chính của sự bài tiết natri tại thận. Khi thể tích máu, GFR giảm hoặc nồng độ natri máu giảm, các tế bào cạnh cầu thận sẽ tiết ra một loại enzyme có tên là renin vào máu. Trong máu, Renin gặp và hoạt hóa protein Angiotensinogen (renin substrate) (do gan sản xuất) thành Angiotensin I. Angiotensin I lưu hành trong máu đến phổi, dưới tác dụng của enzyme ACE (Angiotensin coverting enzyme) của phổi, Angiotensin I sẽ được phân tách thành Angiotensin II có các chức năng sau :
Tăng hoạt động của hệ giao cảm : làm tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn và tăng huyết áp
Kích thích vùng dưới đồi gây khát
Gây co mạch máu đến thận
Kích thích tuyến thượng thận tiết Aldosteron làm tăng tái hấp thu ion Na+ và nước ở ống thận
Tăng tiết ADH
--> Những điều trên đều giúp làm tăng huyết áp. Như vậy hệ RRA có tác dụng ổn định huyết áp khi huyết áp giảm.
2. Hệ Kinin :
- Bradykinin là một trong các kinin huyết tương, có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm. Trong cơ thể, bradykinin bị phân hủy bởi ba loại men kinase là enzyme biến đổi angiotensin, aminopeptidase P và carboxypeptidase N.
- Như vậy, ACE không chỉ xác tác biến Angiotensin I thành Angiotensin II mà còn có vai trò trong sự phân hủy bradykinin thành các chất bất hoạt
3. Thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và tác dụng phụ
- Các thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển, chẹn beta, chẹn canxi đều ghi nhận khả năng gây tác dụng phụ là ho khan. Trong đó, tác dụng này điển hình nhất ở bệnh nhân sử dụng ACEI. Nhóm thuốc này ức chế ACE nhằm làm giảm huyết áp cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi ACE bị ức chế, bradykinin sẽ không được thoái hóa ở mức cần thiết, tích tụ ở phổi và đường hô hấp, từ đó gây kích thích ho.
- Nếu bác sĩ xác định ho do thuốc sẽ cho thay thuốc ức chế men chuyển đang dùng gây ho bằng thuốc mới gọi là thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II type I (AT1) (như loartan, valsartan, irbesartan, candesartan,...). Thuốc AT1 ức chế chọn lọc trên thụ thể Angiotensin II chứ không ức chế ACE. Do đó, bradykinin vẫn được thoái hóa và không tích tụ ở phổi, bệnh nhân vừa kiểm soát được huyết áp, vừa không bị ho khi dùng thuốc ức chế men chuyển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét