I. Tràn dịch màng phổi là gì ?
Tràn dịch màng phổi (Pleural Effusion) là sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong khoang màng phổi. Bình thường lượng dịch trong khoang màng phổi chỉ có khoảng 10 – 20ml. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch trong màng phổi nhiều hơn mức bình thường. Dấu hiệu chính có thể khiến bạn bị tức ngực, khó thở. Tràn dịch màng phổi là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau gây nên, và được phân thành 2 loại chủ yếu: Tràn dịch màng phổi dịch thấm (thường do suy tim, suy thận, suy dinh dưỡng…), tràn dịch màng phổi dịch tiết (do lao, ung thư, nhiễm khuẩn…).
II. Vài nét cơ bản về chọc tháo dịch màng phổi.
Chọc tháo dịch màng phổi là kỹ thuật nhằm giải phóng sự chèn ép của dịch màng phổi trong khoang màng phổi bằng cách chọc kim qua thành ngực người bệnh vị trí chọc dựa vào phim X-quang tim phổi hoặc qua hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính.
Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị (giảm biến chứng dày dính khoang màng phổi, giảm khó thở).
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Một số trường hợp cần thận trọng khi chọc tháo dịch màng phổi:
+ Có rối loạn đông máu, cầm máu nặng
+ Rối loạn huyết động.
+ Tổn thương da thành ngực vùng định chọc kim qua.
Mỗi lần chọc chỉ nên lấy dưới 1 lít, lấy chậm, và tạo đường dẫn lưu kín khi chọc dịch.
III. Vì sao chỉ nên lấy ≤ 1 lít/lần chọc tháo ?
Việc chọc tháo quá nhanh, quá nhiều dịch màng phổi > 1 lít / lần chọc làm cho áp lực trong khoang màng phổi giảm xuống nhanh chóng -> phù phổi cấp.
Tài liệu tham khảo:
Triệu Chứng Học Nội Khoa Đại Học Y Hà Nội
Bệnh Học Nội Khoa Đại Học Y Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét